Thứ 5 ngày 04 tháng 04 năm 2024Lượt xem: 9927
Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.
Giấc ngủ (độ dài và chất lượng giấc ngủ) là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
1. ĐẠI CƯƠNG
Hầu hết mọi người dành gần một phần ba cuộc đời để ngủ. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Một số bệnh mạn tỉnh có thể trở nên tồi tệ hơn do thiếu ngủ, khiến tuổi thọ bị rút ngắn. Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi con người. Khi ngủ, cơ thể sẽ tự bổ sung và sửa chữa cả về tinh thần và thể chất (sửa chữa cơ bắp, cùng cố ký ức, giải phóng các hormon duy trì sự phát triển và tiêu hóa). Giấc ngủ chất lượng tốt giúp kiểm soát sự thèm ăn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngủ quá ít có thể khiến cơ thể mệt mỏi, không tập trung, tinh thần u ám, tăng nguy cơ bị thương do tai nạn. Số lượng giấc ngủ phụ thuộc vào độ tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn người lớn. Đối với người lớn, cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm, trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn cần 8-14 giờ tùy thuộc vào nhóm tuổi.
Các giai đoạn của giấc ngủ:
Chu kỳ giấc ngủ có thể được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn chuyển động mắt không ngủ (NREM) và giai đoạn chuyền động mắt nhanh (REM).
- Các giai đoạn NREM thường chiếm 75-80% thời gian ngủ. Hầu hết người lớn sẽ đi vào giấc ngủ từ trạng thái buồn ngủ thông qua giấc ngủ NREM. Giấc ngủ NREM được chia thành ba giai đoạn là giai đoạn N1, giai đoạn N2 và giai đoạn N3.
+ Giai đoạn N1: là quá trình chuyển đổi từ thức sang ngủ, thường chiếm từ 5-10% tổng thời gian ngủ ở người trẻ.
+ Giai đoạn N2: giấc ngủ nhẹ nhàng, chiếm 45-55% của đêm.
+ Giai đoạn N3: “giấc ngủ sâu” hoặc “giấc ngủ sóng chậm”. Trong giấc ngủ N3, lưu lượng máu đến cơ tăng lên, các hormon tăng trưởng được giải phóng và các mô có thể tự phục hồi. Giai đoạn N3 chiếm 10-20% tổng thời gian ngủ ở người trẻ đến trung niên và giảm dần theo tuổi, thường khó đánh thức người ngủ hơn so với giai đoạn N1 và N2.
- Giấc ngủ REM thường liên quan đến giấc mơ sống động, giấc ngủ REM thường chiếm ít hơn 1/4 tổng thời gian ngủ và đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ.
2. RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
Rối loạn giấc ngủ (Sleep disorders) là các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon một cách thường xuyên ngày càng trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, hơn 1/3 số người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ ngủ ít hơn 7 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ. Hơn 70% học sinh trung học báo cáo ngủ ít hơn 8 giờ vào các buổi tối trong tuần.
Rối loạn giấc ngủ bao gồm: mất ngủ, chứng ngưng thở lúc ngủ, rối loạn nhịp sinh học và tình trạng cận giấc ngủ (paraomnias).
Hầu hết mọi người đôi khi gặp vấn đề về giấc ngủ do căng thẳng, lịch trình bận rộn, các ảnh hưởng bên ngoài khác xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, chúng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ.
Tùy thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ, có thể khó đi vào giấc ngủ và cảm thấy cực kỳ mệt mỏi trong suốt cả ngày. Việc thiếu ngủ có thể có tác động tiêu cực đến năng lượng, tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể.
Trong một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc y tế khác và có thể mất sau khi điều trị được nguyên nhân cơ bản.
Khi rối loạn giấc ngủ không phải do bệnh lý khác gây ra, việc điều trị thường bao gồm sự kết hợp của các phương pháp điều trị y tế và thay đổi lối sống; điều quan trọng là phải được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ bị rối loạn giấc ngủ. Khi không được điều trị, những tác động tiêu cực của rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe, giảm hiệu suất trong công việc, gây căng thẳng trong các mối quan hệ và giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
4. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại rối loạn giấc ngủ, chúng cũng có thể thay đổi khi rối loạn giấc ngủ là kết quả của một tình trạng khác. Tuy nhiên, các triệu chứng chung của rối loạn giấc ngủ bao gồm:
- Khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ.
- Ban ngày thường mệt mỏi, cáu kinh hoặc lo lắng, phiền muộn, thiểu tập trung.
- Thôi thúc mạnh mẽ để có những giấc ngủ ngắn trong ngày.
- Kiểu thở bất thường.
- Những thúc giục bất thường hoặc khó chịu để di chuyển trong khi chìm vào giấc ngủ.
- Chuyển động bất thường hoặc các trải nghiệm khác trong khi ngủ.
- Thay đổi không chủ ý đối với lịch trình ngủ/thức.
- Suy giảm hiệu suất tại nơi làm việc hoặc trường học.
- Tăng cân.
5. NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều tình trạng, bệnh tật và rối loạn có thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, rối loạn giấc ngủ phát triển do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Dị ứng và các vấn đề về hô hấp: dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến khó thở vào ban đêm, không thể thở bằng mũi cũng có thể gây khó ngủ.
- Đi tiểu thường xuyên: tiểu đêm hoặc đi tiểu thường xuyên, có thể làm gián đoạn giấc ngủ khiến phải thức giấc vào ban đêm, hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu.
- Đau mạn tính: cơn đau liên tục khiến khó đi vào giấc ngủ, thậm chí có thể làm thức giấc sau khi đã chìm vào giấc ngủ. Một số chứng đau mạn tính gồm: viêm khớp, hội chứng mệt mỏi mạn tỉnh đau cơ xơ, viêm một, nhức đầu dai dẳng, đau thắt lưng mạn tính... Trong một số trường hop, cơm đau mạn tính thậm chí làm trầm trọng hơn rồi loạn giấc ngủ nhữ chứng đau cơ xơ.
- Căng thẳng và lo lắng: căng thẳng và lo lắng thường có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Ác mộng, nói chuyện khi ngủ hoặc mộng du cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
6. CHẨN ĐOÁN
Trước tiên, các bác sĩ sẽ khám bệnh, thu thập thông tin về các triệu chứng và tiền sử bệnh, yêu cầu các bài kiểm tra khác nhau nếu cần thiết để xác định liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ phù hợp, bao gồm:
- Polysomnography (PSG): là sự đánh giá mức oxy, chuyển động của cơ thể và sóng não trong phòng chuyên dụng để xác định cách chúng làm gián đoạn giấc ngủ so với nghiên cứu giấc ngủ tại nhà (HST), được dùng để chân đoán chứng ngưng thở khi ngủ.
- Điện não đồ (EEG): để đánh giá hoạt động điện trong não và phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào liên quan đến hoạt động của não bộ.
- Kiểm tra độ trễ giấc ngủ (MSLT): nghiên cứu giấc ngủ ngắn vào ban ngày kết hợp với PSG vào ban đêm để giúp chẩn đoán chứng ngủ rũ.
Những xét nghiệm này có thể rất quan trọng trong việc xác định liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ phù hợp.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.