Thứ 4 ngày 12 tháng 05 năm 2021Lượt xem: 19319
Đau đầu do đau dây thần kinh chẩm.
1. Khái niệm
Đau dây thần kinh chẩm là một nguyên nhân gây đau đầu thường gặp, dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2, C3) đi lên chi phối da đầu vùng gáy. Cơn đau điển hình thường bắt đầu tại nền sọ ngay vùng gáy và có thể đau lan tới vùng sau mắt, phía sau, phía trước và phía bên đầu.
Đau đầu vùng chẩm còn được gọi là đau đầu Arnold (Arnold's neuralgia). Hiệp hội đau đầu quốc tế IHS (internantional headache society) định nghĩa đau đầu vùng chẩm là những cơn đau kịch phát với tính chất đau dữ dội ở phần sau của hộp sọ tương ứng với đường đi và phân bố của các dây thần kinh chẩm lớn và chẩm bé, có thể một hoặc hai bên.
Vị trí đau điển hình đau từ vùng ụ chẩm lan dọc lên phía đỉnh đầu thuộc đường đi và phân bố của các thần kinh chẩm lớn GON (greater occipital nerve), thần kinh chẩm bé LON (lesser occipital nerve) hoặc thần kinh chẩm thứ 3 TON (third occipital nerve). Cơn đau khởi phát đột ngột, kéo dài khoảng 1-3 ngày, thường một bên. Đây là tình trạng bệnh lý rất thường gặp, IHS ước tính có khoảng 5% dân số ở độ tuổi trưởng thành mắc chứng này.
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau dây thần kinh chẩm:
- Không rõ nguyên nhân (chiếm tỷ lệ cao).
- Liên quan đến cơ: do căng khối cơ vùng cổ.
- Liên quan đến xương khớp: viêm xương khớp của cột sống cổ cao, bệnh đĩa đệm cột sống cổ, … các dây thần kinh chẩm lớn và / hoặc chẩm nhỏ hoặc rễ cổ C2 và / hoặc C3 bị chèn ép.
- Liên quan đến mạch máu: viêm mạch máu vùng chẩm, thông động tĩnh mạch màng cứng vùng C1/C2.
- Liên quan đến thần kinh: đau thần kinh số V cùng bên, xung đột thần kinh mạch máu giữa động mạch tiểu não sau dưới với rễ thần kinh C1/C2, …
- Liên quan chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn và / hoặc chẩm nhỏ.
- Bệnh lý không nhiễm trùng: bệnh đái tháo đường, bệnh Goute,…
- Bệnh lý nhiễm trùng vùng chẩm.
- Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3: u mạch thể hang trong tủy cổ, …
3. Triệu chứng
Các triệu chứng bao gồm đau liên tục, rát bỏng, hay bưng bưng (đau thành nhịp), kèm xen kẽ những cơn đau nhói, đau như điện giật. Cơn đau thường được mô tả giống chứng đau nửa đầu Migraine và đau đầu cụm (Cluster headaches). Cơn thường bắt đầu tại nền hộp sọ và có thể đau lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
Một số bệnh nhân cảm thấy đau phía sau mắt cùng bên bị ảnh hưởng, hầu hết bệnh nhân thường đau ở một bên đầu, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Một số trường hợp khi cử động cổ có thể gây đau. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm đau, và thậm chí chải tóc cũng có thể làm tăng cơn đau.
Đôi khi rất khó để phân biệt đau dây thần kinh chẩm với các loại đau đầu khác. Do đó, có thể cần làm các xét nghiệm sau đây:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: có thể cho thấy bằng chứng chèn ép tủy sống từ xương, đĩa đệm hoặc máu tụ…
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) cột sống cổ: Có thể cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống, thành phần và các cấu trúc xung quanh của ống sống.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI sọ mạch não: tìm xung đột thần kinh mạch máu não.
4. Điều trị
- Không can thiệp.
- Phong bế dây thần kinh chẩm.
- Phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo: Mời xem thêm >>>
2. The International Classification of Headache Disorders 3rd edition.
3. Xử trí Túi phình mạch máu não chưa vỡ?
4. Chảy máu tiểu não ... nguyên nhân do Huyết khối tĩnh mạch não.
5. Khi nghi ngờ bị bệnh Tai biến mạch máu não, bạn cần làm gì?
6. Đau đầu.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.