Thứ 6 ngày 01 tháng 10 năm 2021Lượt xem: 15800
Mức độ stress càng cao càng làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.
Một nghiên cứu mới cho thấy ngay cả khi huyết áp của bạn bình thường, mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp trong vòng 10 năm tới.
| Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA): trong một nghiên cứu mới đây đăng tải, cho thấy khi hormone căng thẳng cortisol tiếp tục tăng theo thời gian, nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc bệnh tim của bạn sẽ trở nên cao hơn.
Tiến sĩ tim mạch Glenn Levine, giáo sư y khoa tại Đại học Y Baylor ở Houston, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết đây là một nghiên cứu khác minh họa mối liên hệ giữa tâm trí và sức khỏe tim mạch của một người.
Levine, người chủ trì báo cáo khoa học của AHA cho biết: “Căng thẳng, trầm cảm, thất vọng, tức giận và cái nhìn tiêu cực về cuộc sống không chỉ khiến chúng ta trở thành những người không hạnh phúc mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta”. Ông cũng cho hay: "Chúng tôi đã xem xét tất cả dữ liệu có thể tìm thấy và chúng tôi kết luận các yếu tố sức khỏe tâm lý tiêu cực như căng thẳng rõ ràng có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch”. Levine khẳng định, tin tốt là vì tâm trí, trái tim và cơ thể được kết nối với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó một người cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bản thân bằng cách cố gắng có một cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và mọi thứ xung quanh.
Tiến sĩ Cynthia Ackrill, một biên tập viên của tạp chí Contentment thuộc Viện nghiên cứu về sự căng thẳng American Institute of Stress, đồng thời là chuyên gia giải quyết vấn đề căng thẳng chia sẻ: “Bạn có thể quyết định thay đổi suy nghĩ của mình về tình huống căng thẳng đó hoặc thiết lập các ranh giới. Hơn hết chỉ cần nhận thức bạn có thể giữ cho căng thẳng đó không trở nên độc hại là đủ”. Ackrill, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Chúng ta không nên hạ thấp khả năng của bản thân trong việc cân bằng sức khỏe”.
Tác động nguy hiểm ngay cả với những người trẻ tuổi.
Nghiên cứu mới theo dõi 412 người trưởng thành đa chủng tộc, độ tuổi từ 48 đến 87 có huyết áp bình thường. Họ được đo nồng độ hormone căng thẳng trong nước tiểu tại một số thời điểm từ năm 2005 đến năm 2018. Mức độ hormone sau đó được so sánh với bất kỳ biến cố tim mạch nào có thể xảy ra, chẳng hạn như như huyết áp cao, đau tim và phẫu thuật bắc cầu.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kosuke Inoue, phó giáo sư dịch tễ học xã hội tại Kyoto cho biết: "Nghiên cứu trước đây tập trung vào mối quan hệ giữa nồng độ hormone căng thẳng và tăng huyết áp hoặc các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp hiện có”.
Nghiên cứu mới đã kiểm tra ba loại hormone là norepinephrine, epinephrine và dopamine, sau đó điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ và kiểm soát các chức năng không tự chủ của cơ thể như nhịp tim, huyết áp và nhịp thở.
Inoue và nhóm của ông cũng xem xét mức độ cortisol, một loại hormone steroid được cơ thể tiết ra để phản ứng với căng thẳng cấp tính như nguy hiểm. Khi nguy hiểm đã qua, cơ thể giảm lượng cortisol nhưng nếu một người liên tục căng thẳng, mức cortisol có thể vẫn tăng cao. Inoue chia sẻ: “Norepinephrine, epinephrine, dopamine và cortisol có thể tăng lên khi một người gặp các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống, công việc, các mối quan hệ, tài chính và hơn thế nữa”.
Nghiên cứu cho thấy việc tăng gấp đôi nồng độ cortisol nhưng không phải norepinephrine, epinephrine hoặc dopamine có liên quan đến nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 90%. Mỗi khi mức độ kết hợp của cả bốn loại hormone căng thẳng tăng gấp đôi, nguy cơ phát triển bệnh huyết áp cao sẽ tăng từ 21% đến 31%. Theo các nhà nghiên cứu, tác động này rõ rệt hơn ở những người dưới 60 tuổi. Đây là một phát hiện đáng lo ngại đối với những người trẻ tuổi thường xuyên gặp căng thẳng và áp lực cuộc sống.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Trong bối cảnh này, phát hiện của chúng tôi tạo ra giả thuyết rằng các hormone căng thẳng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành bệnh tăng huyết áp ở nhóm dân số trẻ”. Các tác giả lưu ý rằng nghiên cứu vẫn còn những hạn chế, bao gồm việc thiếu một nhóm đối chứng và chỉ sử dụng một biện pháp là phân tích nước tiểu để kiểm tra các hormone gây căng thẳng. Vệc kiểm tra hormone căng thẳng qua đường tiết niệu trong thời gian dài là một biện pháp khá mới lạ, giúp phân loại những người có khả năng bị căng thẳng nhiều hơn.
Làm sao để biết bạn đang trong trạng thái căng thẳng?
Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc có cách nào để biết liệu bạn có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch do lượng hormone căng thẳng cao hơn hay không?
Levine chia sẻ: “Mặc dù tất cả chúng ta đều không biết nồng độ cortisol trong nước tiểu của mình là bao nhiêu nhưng vẫn có những cách để biết liệu chúng ta có thể mắc phải một số yếu tố tâm lý tiêu cực hay không, đặc biệt căng thẳng”. Ông nói thêm: “Nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta có xu hướng thường xuyên căng thẳng, thất vọng hoặc tức giận, cách tốt nhất là ngồi xuống suy ngẫm về những điều khiến chúng ta trở nên căng thẳng. Một khi chúng ta làm điều đó, chúng ta có thể quyết định cẩn thận xem liệu có nên thay đổi và tránh xa những thứ khiến bạn trở nên căng thẳng hoặc thất vọng”.
Ackrill nhấn mạnh, nhận thức được những gì gây ra căng thẳng cho phép bạn ngăn chặn những phản ứng nội tiết tố trước khi chúng kích hoạt hệ thống tuần hoàn. Cơ chế của căng thẳng là chúng ta phải làm việc với một thứ gì đó nên hệ thống thần kinh giao cảm sẽ xoay chuyển mọi thứ. Chúng ta cần tim đập nhanh để giữ huyết áp tăng và để vòng tuần hoàn luôn hoạt động hiệu quả, đồng thời giúp thoát khỏi nguy hiểm. Ackrill chia sẻ thêm: “Bạn muốn can thiệp sớm hơn khi cơ thể mới bắt đầu tăng cường các phản ứng căng thẳng. Hãy học cách hít thở sâu hoặc thử một hình thức thư giãn khác. Điều đó sẽ cho phép bộ não của bạn hoạt động ở mức cao hơn và cung cấp cho bạn các lựa chọn về cách xử lý tình huống”.
Levine chia sẻ: “Thường thì chúng ta để tâm trí phản ứng nhanh với điều gì đó trước khi chúng ta thực sự có thời gian cho phép các hoạt động nhận thức ở cấp độ cao hơn, đặc biệt vỏ não trước trán của chúng ta kịp phân tích và xử lý. Chúng tôi muốn dừng lại, suy ngẫm và tìm hiểu kỹ điều này, dành vài giây để quyết định đâu là cách phản ứng khéo léo nhất”.
Cách tốt nhất để tránh trạng thái căng thẳng ảnh hưởng đến hệ tim mạch là nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng và xử lý vấn đề ngay lập tức.
1. Vaccine phòng bệnh Alzheimer lần đầu tiên được thử nghiệm an toàn trên người.
2. Lời khuyên sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khỏe hay yếu phụ thuộc vào chính bạn.
3. WHO: Làm việc hơn 55 giờ/tuần là tăng nguy cơ tử vong.
4. WHO: Chính thức coi nghiện game là một loại bệnh.
5. Lời khuyên từ chuyên gia dành cho người mất ngủ, khó vào giấc ngủ.
6. Dậy sớm hơn ... giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm.
11. Khi nào bạn cần đến sự tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh?
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.