Góc nhìn

Chủ nhật ngày 05 tháng 01 năm 2020Lượt xem: 10422

Putin: "Thế giới đang trở nên hỗn loạn hơn".

Tổng thống Nga Putin đặt hy vọng vào lương tri của con người trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Syria khiến tình hình chính trị thế giới tăng nhiệt.

"Tình hình các vấn đề thế giới hiện chỉ cho thấy sự quan ngại. Bối cảnh thế giới đang trở nên hỗn loạn hơn", RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu hôm 11/4 trong lễ đón các đại sứ mới được bổ nhiệm đến Nga.

Tổng thống Putin "hy vọng lương tri cuối cùng sẽ thắng thế và các mối quan hệ quốc tế sẽ đi theo lộ trình mang tính xây dựng, hệ thống toàn cầu sẽ trở nên ổn định hơn và và dễ đoán định hơn".

Phát biểu của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Syria đang leo thang. Các cường quốc trên thế giới có nguy cơ rơi vào vòng xoáy chiến tranh tại Syria sau khi quân đội chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc thực hiện cuộc tấn công hóa học hôm 7/4, cướp đi sinh mạng của khoảng 70 người ở thành phố Douma, Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump

Dù chưa có bằng chứng, Washington vẫn đe dọa chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga "sẽ phải trả giá đắt" vì gây ra vụ tấn công bằng bằng khí chlorine. Trong khi đó, Nga phủ nhận thông tin về vụ tấn công hóa học tại Douma.

Hôm 11/4 Tổng thống Donald Trump cảnh báo Nga nên "sẵn sàng" chuẩn bị cho các đợt tấn công bằng tên lửa "mới, đẹp và thông minh" của Washington nhắm vào Syria. Tuyên bố của ông Trump được cho là nhằm đáp trả tuyên bố trước đó của đại sứ Nga tại Lebanon rằng Moscow sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào bay về phía Syria.

vnexpress


14/04/2018...

Phương Tây nã 105 tên lửa, phòng không Syria bắn hạ 71 quả.

Trong tuyên bố chính thức, Lầu Năm Góc cho biết cuộc không kích Syria đã thành công với tất cả mục tiêu đều bị đánh trúng. Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thương vong dân sự nào được báo cáo. Trước đó, Mỹ và đồng minh tuyên bố không kích 3 địa điểm ở Syria, bao gồm 2 trung tâm nghiên cứu vũ khí hóa học và 1 doanh trại quân đội, nơi bị tình nghi tàng trữ loại vũ khí này.

105 quả tên lửa được Mỹ và hai đồng minh là Pháp và Anh phóng đi trong cuộc tấn công chớp nhoáng cào Syria. Hiện tại, chưa thể xác định chính xác các chủng loại tên lửa mà Mỹ và đồng minh sử dụng. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ bắn tên lửa "mới mẻ, đẹp đẽ và thông minh" vào Syria.

Trong khi đó, quân đội Nga tuyên bố lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ 71 tên lửa trong cuộc không kích vừa diễn ra. Theo phía Nga, có 103 quả tên lửa được bắn xuống Syria nhưng hai phần ba trong số đó đã bị bắn hạ. Hiện tại, Mỹ chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về quyên bố của Nga.

Đáp trả vụ tấn công, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là hành động gây hấn chống lại một quốc gia có chủ quyền và Nga sẽ lên án mạnh mẽ. Ông Putin cũng cho biết Nga đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn cấp về vụ không kích của Mỹ và các đồng minh. Trước đó, Hội đồng Bảo an không thể đạt được một biện pháp chung bởi Nga và Mỹ đều sử dụng quyền phủ quyết với các đề xuất của nhau.

trithuctre


14/04/2018...

Những góc khuất đằng sau cuộc không kích chớp nhoáng của Mỹ ở Syria?

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường (là cựu Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, Mexico, Panama, Peru và Phần Lan), Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế đã chỉ ra những điểm khuất đằng sau cuộc không kích chớp nhoáng của Mỹ vào Syria.

- Mỹ vừa có cuộc không kích chớp nhoáng Syria với cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân. Theo quan điểm của ông, đâu là mục tiêu của vụ tấn công?

Theo tôi, vũ khí hóa học thực chất chỉ là cái cớ cho vụ tấn công. Mục đích đằng sau đó có thể rất khác. Ngày 10/4, quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tuyên bố đẩy lui phe nổi dậy khỏi thị trấn Douma, cứ điểm cuối cùng ở Đông Ghouta. Dự kiến, khoảng 8.000 tay súng và 40.000 thân nhân của họ sẽ sơ tán khỏi khu vực này.

Ngày 12/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân cảnh nước này đã bắt đầu tuần tra ở Douma. Thất bại ở Đông Ghouta có thể là điều khó chấp nhận với phương Tây ở Syria. Vì thế, họ cần làm gì đó để lấy lại thể diện và không kích Syria là một cách rất hiệu quả.

- Việc Mỹ chọn tấn công các mục tiêu ít gây tổn hại nhất với Nga có thể hiện mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng của Nhà Trắng?

Đây là điều hiển nhiên. Vài ngày trước, Nga liên tiếp cảnh báo các động thái đáp trả nếu nhân lực và khí tài của họ bị tổn hại. Nga không chỉ tuyên bố bắn hạ tên lửa mà còn khẳng định sẽ tấn công cả các phương tiện phóng chúng.

Sự cứng rắn của người Nga đã làm Tổng thống Donald Trump nổi giận và phản pháo bằng một thông điệp trên Twitter: "Hãy sẵn sàng chờ đón những quản tên lửa "mới mẻ, đẹp đẽ và thông minh" của Mỹ ở Syria. Tuy nhiên, khi tiến hành vụ không khích, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã khẳng định các mục tiêu được thiết kế để tránh gây tổn hại cho thường dân và người nước ngoài ở Syria. Phía Nga cũng nhận được thông báo từ Mỹ trước khi tên lửa phóng đi.

Rõ ràng, Mỹ không muốn một động thái leo thang quân sự với Nga ở Syria, điều sẽ khiến Mỹ gánh những thiệt hại không nhỏ.

- Ông Trump nhắc tới loại tên lửa "mới mẻ, đẹp đẽ và thông minh" sẽ được dùng ở Syria. Trong vụ không kích, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết Mỹ sử dụng máy bay có người lái để phóng tên lửa, trái ngược với các vụ không kích bằng Tomahawk. Nhiều khả năng, tên lửa được dùng là AGM-158 JASSM, một loại tên lửa hành trình thế hệ mới của Mỹ. Liệu có khả năng Mỹ dùng cuộc không kích Syria để thử nghiệm vũ khí mới?

Hoàn toàn có thể. Không phải bây giờ mà từ lâu, Trung Đông đã là chiến trường để các nước lớn thử nghiệm vũ khí. Tại Syria, Nga cũng mang tới 200 loại vũ khí khác nhau, bao gồm các loại vũ khí tối tân như S-400.

Lịch sử đã cho thấy những cuộc chiến là cách các cường quốc quân sự dùng để thử nghiệm các loại vũ khí mới của mình. Sử dụng vũ khí, thử vũ khí là việc hiển nhiên với các nước như Mỹ, Nga hay Anh và Pháp.

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết các mục tiêu không kích lần này "khó" hơn vụ không kích năm 2017. Nếu S-400 của Nga có thể hạ được một số lượng nhất định Tomahawk trong khi tên lửa mới của Mỹ có thể phá hủy những mục tiêu khó và không có sự bảo vệ của S-400 có thể mang lại lợi thế cho cả Nga và Mỹ trên thị trường vũ khí?

Có thể. Ở thời điểm hiện tại, S-400 vẫn là sản phẩm chưa được kiểm nghiệm. Tên lửa đất đối không S-400 là hệ thống tên lửa cơ động được lắp trên xe tải, được triển khai để bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria và căn cứ hải quân Tartus. Một vụ không kích là cách hoàn hảo để S-400 chứng tỏ được khả năng của mình.

Tuy nhiên, S-400 hay các hệ thống phòng không khác không đủ sức bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Syria mà chỉ có thể đảm bảo an toàn cho những khu vực trọng yếu. Mỹ có thể tận dụng điểm này để đảm bảo đánh trúng các mục tiêu và tránh bị bắn hạ. Với vũ khí, thành công trên thực địa cũng là thành công trên trị trường.

- Với sự góp mặt của 2 tàu chiến, Mỹ có thể nã gần 200 tên lửa vào Syria. Tuy nhiên, ông Mattis cho biết quy mô vụ tấn công lần này gấp đôi năm 2017, tương đương khoảng 120 tên lửa. Tại sao Mỹ lại cần Anh và Pháp góp sức khi không kích Syria?

Đánh hội đồng sẽ hay hơn đánh một mình. Sự tham gia của liên quân sẽ giúp động thái can thiệp quân sự trở nên hợp lý và mang tầm quốc tế. Trong khi đó, Anh và Pháp luôn là những đồng minh thân cận với Mỹ, từng tham gia nhiều chiến dịch quân sự nên sự hiện diện của họ là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, Anh và Pháp cũng là những cường quốc quân sự. Việc tham gia một chiến dịch không kích chung không chỉ giúp tăng cường thông tin liên lạc giữa các đồng minh mà còn giúp ích rất nhiều cho việc luyện quân trên thực địa.

- Theo quan điểm của ông, các bên sẽ làm gì tiếp theo?

Phía Mỹ đã tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự trên đất Syria sau cuộc tấn công chớp nhoáng. Mục tiêu của Mỹ là hai cơ sở hóa học và một cơ sở quân sự, được coi là kho chứa vũ khí hóa học. Trong khi đó, phản ứng của phía Nga là những lời chỉ trích về cơ hội hòa bình ở Syria.

Có lẽ, đây cũng chỉ là "sấm to, mưa nhỏ".

trithuctre


05/01/2019...

 

Trump chọn cách cực đoan nhất khi giết tướng Iran

 

Các tướng Mỹ tuần trước trình nhiều phương án đối phó Iran lên Tổng thống, nhưng không ngờ Trump chọn cách cực đoan nhất.

Hai ngày sau vụ tấn công bằng rocket vào căn cứ liên quân K-1 ở Kirkuk, miền bắc Iraq hôm 27/12, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc đề xuất một loạt phương án nhằm đối phó với hành vi khiêu khích của Iran. Washington cáo buộc nhóm dân quân Kataib Hezbollah do Tehran hậu thuẫn đã thực hiện vụ tấn công.

Họ không nghĩ rằng Tổng thống Donald Trump sẽ lựa chọn phương án mà họ cho là cực đoan nhất - không kích giết tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Quốc gia Hồi giáo Iran. Các tướng quân đội Mỹ vẫn thường đưa ra những lựa chọn "khó xảy ra" như vậy trong các kế hoạch tác chiến để khiến các phương án khác dễ được Tổng thống lựa chọn hơn.

Khi Trump phát lệnh không kích vào tối 2/1, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc sững sờ, NYTimes dẫn lời các quan chức cấp cao ở Nhà Trắng cho biết. Nhưng họ vẫn phải thực hiện mệnh lệnh. Rạng sáng 3/1, máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng nhiều quả tên lửa, giết chết tướng Soleimani và Abu Mahdi al-Muhandis, người sáng lập kiêm phó tư lệnh Lực lượng Tổng động viên Iraq (PMU) thân Iran, ngay trên lãnh thổ Iraq.

Quyết định của Tổng thống Trump và đòn không kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani còn khiến toàn Trung Đông chấn động. Tehran tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của Soleimani, trong khi các đồng minh của Iran ở Iraq đang gây sức ép nhằm đẩy binh sĩ Mỹ khỏi nước này.

"Quyết định ra tay với tướng Soleimani là động thái thiển cận, phản chiến lược và chỉ khiến tình hình Iraq bất ổn thêm. Động thái này đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ khẩu khiến giữa hai bên, mở ra mối đe dọa trả thù thực sự", tiến sĩ Julie Norman, chuyên gia về chính trị Trung Đông tại Đại học London, nhận định.

Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei cảnh báo "đòn trả thù mạnh mẽ đang chờ đợi" giáng lên những kẻ đã gây ra cái chết của tướng Soleimani. Để đối phó, Mỹ thông báo sẽ triển khai thêm 3.500 quân tới khu vực nhằm tăng cường an ninh. Đại sứ quán Mỹ ở Tehran kêu gọi tất cả công dân Mỹ rời Iraq ngay lập tức.

Với việc giết Soleimani, Mỹ phải đối mặt thách thức trong việc duy trì chỗ đứng tại khu vực, điều kiện quan trọng để họ tiếp tục cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy.

Cuộc không kích giết chết tướng Iran ngay trên đất Iraq cho thấy Washington không coi trọng chính quyền ở Baghdad. Điều này sẽ khiến các chính trị gia thân Mỹ ở Iraq lâm vào thế khó khi muốn bảo vệ quyết định cho phép Mỹ hiện diện quân sự ở quốc gia này.

Mời xem link:  https://vnexpress.net/the-gioi/trump-chon-cach-cuc-doan-nhat-khi-giet-tuong-iran-4037156.html

vnexpress


Còn nữa...