Ca lâm sàng

Chủ nhật ngày 12 tháng 03 năm 2023Lượt xem: 11715

Bệnh lý thần kinh và vai trò xét nghiệm ghi điện cơ.

 

Chẩn đoán điện trong đó có điện cơ, là một kỹ thuật chẩn đoán quan trọng không thể thiếu trong thực hành thần kinh học hiện đại. Điện cơ là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định xem bạn có bị bệnh của dây thần kinh ở mặt, tay, chân hay bệnh của cơ bắp, hoặc các bệnh khác như giảm thính lực, giảm thị giác, chứng hạ canxi máu tiềm tàng hoặc rối loạn thần kinh thực vật, …


Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân nữ, 30 tuổi. Nghề nghiệp là lao động buôn bán nhỏ.

Lý do vào viện: ngất, yếu chi, ngày thứ 1.

Khởi phát 03 ngày trước khi vào viện: ho nhẹ, mệt mỏi, yếu tay chân (không rõ vị trí), không rõ sốt.

Tiền sử: Khỏe mạnh: không động kinh, không đái tháo đường, thể trạng khỏe,…

Khám bệnh nhân:

- Bệnh nhân tỉnh, mệt mỏi.

- Phản xạ ánh sáng tốt, đồng tử đều.

- Hội chứng tiền đình ngoại biên (+).

- Không liệt dây thần kinh sọ.

- Khám vận động: Liệt hai chân và tay trái: kiểu ngoại biên, có tính đối xứng (hỏi lại bệnh nhân: 3 ngày trước có biểu hiện liệt tay phải, hiện tại phục hồi? Sức cơ 2 chân 1/5, tay trái 2/5, tay phải 5/5)

- Khám cảm giác: rối loạn cảm giác nông ví trí chi tổn thương vận động; cảm giác sâu bình thường.

- Tim, phổi: bình thường.

- Bụng mềm: không đau.

- Không rối loạn cơ tròn.

- Rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Chẩn đoán sơ bộ:  Liệt chi kiểu ngoại biên, cấp tính?

Chẩn đoán phân biệt:  Hội chứng Guillain – Barré?

Xét nghiệm có giá trị định hướng đầu tiên:

- Điện cơ:

+ Đo dẫn truyền thần kinh: thời gian tiềm tăng nhẹ, biên độ và vận tốc dẫn truyền thần kinh bình thường, sóng F mất ở dây thần kinh giữa, trụ, chày sau?

+ Điện cơ kim: không có điện thế tự phát, mất kết tập (không có hiện tượng co cơ).

==> Nghĩ đến Hội chứng Guillain – Barré, mức chắc chắn độ 2.

Cơ sở chẩn đoán:

- Dựa theo tiêu chuẩn Asbury và Cornblath.

- Dựa theo mức độ chắc chắn của Brighton.

==> Chuyển khoa Hội sức cấp cứu.

---

Xét nghiệm cần làm khi nghĩ đến Guillain – Barré:

Kết quả sau điều trị:

+ Ngày thứ 14 ...

- Bệnh nhân phục hồi vận động tốt (cơ lực 5/5) sau 5 lần thay huyết tương.

- Điện cơ:

+ Đo dẫn truyền thần kinh: thời gian tiềm tăng nhẹ, biên độ và vận tốc dẫn truyền thần kinh bình thường, sóng F tần suất xuất hiện thấp (40%) ở dây thần kinh giữa, trụ, chày sau. (Cải thiện chậm)

+ Điện cơ kim: không có điện thế tự phát, kết tập bình thường.

+ Ngày thứ 90 ...

- Bệnh nhân phục hồi vận động bình thường.

- Điện cơ:

+ Đo dẫn truyền thần kinh: bình thường

+ Điện cơ kim: bình thường.


Vai trò của xét nghiệm ĐO ĐIỆN CƠ ?

 

1. Điện cơ là gì?

Chẩn đoán điện trong đó có điện cơ, là một kỹ thuật chẩn đoán quan trọng không thể thiếu trong thực hành thần kinh học hiện đại. Điện cơ là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định xem bạn có bị bệnh của dây thần kinh ở mặt, tay, chân hay bệnh của cơ bắp, hoặc các bệnh khác như giảm thính lực, giảm thị giác, chứng hạ canxi máu tiềm tàng hoặc rối loạn thần kinh thực vật, …

Bác sỹ sẽ sử dụng các điện cực để dẫn truyền hay phát hiện các tín hiệu điện do dây thần kinh hoặc cơ bắp phát ra. Ngoài ra, bác sỹ còn có thể sử dụng điện cực kim để châm trực tiếp vào bắp cơ để ghi lại hoạt động điện của cơ đó.

Kết quả điện cơ có thể cho thấy các bất thường của dây thần kinh, bất thường về cơ, hay bất thường dẫn truyền của nơi tiếp xúc giữa dây thần kinh với cơ.

 

2. Tại sao phải đo điện cơ?


Bác sỹ có thể chỉ định đo điện cơ khi bạn có những biểu hiện của tổn thương dây thần kinh hay cơ bắp. Ví dụ:

- Cảm giác tê bì, kim châm, giảm cảm giác, kiến bò, … ở trên da

- Cảm giác yếu, hạn chế vận động, đau, co cứng, … ở cơ bắp


Kết quả điện cơ thường cần thiết để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ một số bệnh như:

- Các rối loạn của dẫn truyền thần kinh bên trong tủy sống và não như mất thính lực, mất thị lực, liệt mặt, …

- Các rối loạn thần kinh ngoài tủy sống (thần kinh ngoại biên) như hội chứng ống cổ tay, viêm đa dây thần kinh cấp tính, mãn tính, …

- Các rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động của tủy sống như xơ cột bên teo cơ, rỗng tủy, …

- Các rối loạn của rễ thần kinh như trong bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, …

- Các bệnh lý cơ như loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ, …

- Các bệnh ảnh hưởng đến nơi tiếp nối thần kinh cơ như bệnh nhược cơ, …

- Các bệnh khác: chứng hạ canxi máu tiềm tàng, đánh giá các rối loạn thần kinh thực vật, …

 

3. Đo điện cơ có nguy cơ gì không?

Điện cơ là một kỹ thuật có yếu tố nguy cơ rất thấp và ít có biến chứng.

 

4. Chuẩn bị như thế nào khi đo điện cơ?

Các bác sỹ đo điện cơ cần biết hiện bạn có các bệnh lý nào khác kèm theo hay không. Hãy nói với bác sĩ hay nhân viên trong phòng điện cơ nếu bạn:

- Có máy điều hòa nhịp tim hay bất kỳ dụng cụ điện nào khác trong người

- Có bệnh về máu: đang điều trị thiếu máu, có rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài,…

 

5. Sau khi đo điện cơ: có thể (ít khi) có vết bầm nhỏ chỗ châm kim, những vết này sẽ mờ dần sau vài ngày.

 

6. Kết quả đo điện cơ:

Bác sĩ sẽ phân tích kết quả khảo sát của bạn và kết hợp thăm khám lâm sàng (rất quan trọng) để đưa ra chẩn đoán chính xác.

 

7. Sau đây là một số các kỹ thuật đo điện cơ hiện đang được áp dụng:

- Đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ kim (Khảo sát bệnh của dây thần kinh, và bệnh của cơ, hay của tế bào thần kinh vận động)

- Test nhược cơ, điện cơ sợi đơn độc (Khảo sát bệnh nhược cơ)

- Test Tetany (Khảo sát chứng hạ canxi máu tiềm tàng)

- Phản xạ Blink (Liệt dây VII ngoại biên)

- Test thần kinh thực vật (Đánh giá các rối loạn thần kinh thực vật)

- Các điện thế gợi: điện thế gợi cảm giác thân thể (SSEP), điện thế gợi thị giác (VEP), điện thế gợi thính giác (BAEP) (Khảo sát các rối loạn của dẫn truyền thần kinh bên trong tủy sống và não).


Khi bạn có vấn đề liên quan bệnh lý thần kinh cơ, vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM NỘI THẦN KINH - BS NGUYỄN TUẤN LƯỢNG, Hotline:  1900 86 86 16